Nghề DJ điêu đứng giữa mùa dịch Covid-19

Nghề DJ trong mùa dịch Covid

Đã 1 tháng trôi qua kể từ thời điểm TP.HCM tạm dừng karaoke, quán bar, vũ trường từ 18h ngày 30-4. Cộng đồng các bạn trẻ theo đuổi công việc DJ cũng vì vậy mà gặp không ít khó khăn.

Nghề DJ điêu đứng giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Mie hiện tại đang là một trong những DJ được trả thù lao cao nhất. Theo DJ Phatbeatz, hiếm DJ nữ có thể phát triển bền vững và chuyên nghiệp như Mie – Ảnh: ĐPCC

Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhạc EDM, hip hop, nghề DJ được nhiều bạn trẻ yêu thích và chọn theo đuổi.

Một DJ giỏi có thể “đốt cháy” những sân khấu lớn với hàng chục nghìn khán giả. Nhiều DJ nổi tiếng, thu hút hàng triệu người hâm mộ theo dõi trên mạng xã hội như Mie, Trang Moon, King Lady, Cường Lost hay Wang Chan.

Cung chưa tương xứng với cầu

Trên thực tế, môi trường của công việc này vẫn chưa bao giờ ngừng xuất hiện những cám dỗ như rượu, bia, thậm chí là ma túy.

Mặt khác, dù chưa có nhiều môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhưng “cung” lại đang dần vượt “cầu”. Trả lời Tuổi Trẻ, DJ Phatbeatz – thầy của nhiều DJ trẻ nổi tiếng – cho biết đây là một thực tế để thấy đầu ra của nghề DJ đang bị thừa.

“Các bạn trẻ hiện nay đều bị thiếu từ điều kiện học tập, môi trường đào tạo chuyên nghiệp cho đến cơ hội việc làm cũng như các cộng đồng chia sẻ kiến thức.

Điều này dẫn đến việc thiếu kiến thức chuyên môn và không phải ai cũng định hình được hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tất nhiên, các bạn phải đối mặt về cơ hội việc làm, cạnh tranh trực tiếp với những DJ đã giỏi nghề”.

Theo Phatbeatz, cũng có không ít DJ chưa qua đào tạo chính quy nên trình độ chưa được khẳng định. Anh có nhiều học trò là DJ trẻ, thu nhập không cao nên để sống với đam mê phải làm nhiều công việc khác để trang trải cuộc sống.

Đó cũng là lý do nhiều năm qua, Phát Nguyễn nỗ lực xây dựng một trung tâm dạy nghề DJ tại TP.HCM để làm nơi chắp cánh cho giấc mơ của nhiều bạn trẻ.

Số lượng bạn trẻ học nghề DJ khá đông nhưng nhu cầu công việc này lại không tương xứng. Những DJ mới sẽ rất khó tìm được môi trường làm việc ổn định để có thể phát triển, gắn bó với nghề.

DJ Mie

Nghề DJ điêu đứng giữa mùa dịch - Ảnh 3.

DJ Phatbeatz đạt giải 4 cuộc thi Top DJ 2015 do Budweiser tổ chức, tham gia tour diễn qua 6 bang của Mỹ năm 2018 và từng biểu diễn cùng nhiều nghệ sĩ quốc tế như ChainSmoker, Zedd, Alan Walker, Tujamo – Ảnh: ĐPCC

Đã khó, nay lại càng khó

Theo DJ Mie, nghề DJ đang trên đà phát triển tại Việt Nam và nằm trong giai đoạn khẳng định mình với khán giả nên khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, vẫn còn khá nhiều cái nhìn định kiến về nghề, cho rằng đây là công việc có nhiều cám dỗ ở môi trường được gọi là “cuộc sống về đêm”, không có gì đảm bảo cho tương lai.

Một số khán giả vẫn hình dung DJ là công việc thời thượng, mang lại nguồn thu nhập cao. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi vì nó chỉ xảy ra khi bạn là một DJ thành danh, có nhiều mối lái với các bầu sô lẫn ca sĩ, rapper có tiếng.

Một DJ cứng nghề có thể kiếm vài chục triệu mỗi tháng, nổi tiếng hơn chút thì có thể lên tới hàng trăm triệu. Nhưng đó chỉ là bề nổi ít ỏi của một cộng đồng đang trên đà bước đầu phát triển đã bị COVID-19 giáng xuống đòn chí mạng.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trước khi TP.HCM đối mặt căng thẳng với dịch Covid-19, khu vực hai bên đường Phạm Văn Đồng thuộc quận Gò Vấp được xem là khu phức hợp ăn nhậu với bar, pub và club.

Nhiều DJ trẻ chọn làm việc, biểu diễn nhạc tại đây với mức lương dao động từ 200.000 – 500.000 đồng cho 1-3 tiếng đứng chơi nhạc. Dù lương không cao nhưng hầu hết DJ nào cũng ăn mặc sành điệu và sống lệch múi giờ trầm trọng. Họ thường bắt đầu công việc lúc 9h, 10h đêm cho đến 1h, 2h sáng và nghỉ ngơi vào lúc bắt đầu ngày mới.

Một trong những lưu ý hàng đầu giới DJ vẫn rỉ tai nhau là “đừng bào sức quá” vì thói quen sinh hoạt lệch chuẩn, cộng với môi trường làm việc có âm thanh quá lớn, lại thường xuyên tiếp xúc với rượu, bia.

Hoàng Tấn Phước, một DJ trẻ, tâm sự: “Để trở thành một DJ giỏi thì ngoài kiến thức chuyên môn, chúng tôi còn phải học thêm nhiều lĩnh vực khác như hòa âm phối khí chẳng hạn. Khó khăn lớn nhất mà các DJ gặp phải hầu như là về phần kinh tế.

Do đó để theo đuổi đam mê, nhiều anh em chọn làm thêm những công việc khác bên ngoài như bán hàng, dạy học, giao hàng”.

DJ Phatbeatz cho biết nhiều DJ cũng biết cách vượt khó mùa dịch, chuyển qua làm nhạc, sáng tác, biểu diễn trực tuyến để giữ lửa trong suốt thời gian sân khấu đóng cửa.

“Tôi nghĩ đại dịch lần này là một lời nhắc nhở để tất cả chúng ta cùng nhìn lại cuộc sống theo nhiều góc độ hơn và ai cũng sẽ có những bài học cho bản thân mình” – DJ Phatbeatz nói.

Theo dõi fanpage chính thức của Hoàng Hiếu DJ tại đây
Xem thêm các Clip Review tại Channel Youtube Chính Thức
Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay