SO SÁNH GIỮA MIXTRACK PLATINUM với DDJ SB2 với DDJ RB

Đây là 3 thiết bị DJ đời mới nhất 2017 dành cho các DJ bán chuyên. Cả ba sản phẩm đều có mức giá rất hợp lý dao động quanh 8.xxx.xxx. Với mức giá đó, cả 3 thiết bị luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các DJ khởi nghiệp. Tuy nhiên, có một số điểm mà Mixtrack Platinum cho thấy điểm vượt trội với các sản phẩm còn lại. Cùng mổ xẻ xem điểm hơn kém của các sản phẩm này.

Điểm tương đồng

Các thiết bị đều đảm bảo đủ các tính năng cơ bản của DJ bao gồm:

  • Phím cue/play
  • Tùy chỉnh âm EQ: trầm (bass), giữa melody (mid), bổng (treble)
  • Tùy chỉnh âm lượng bài và filter
  • Mâm xoay đĩa 2 chiều với chế độ trà đĩa hoặc tua nhịp
  • Tích hợp soundcard ra loa chính, tai nghe headphone nghe trước bài, và microphone
  • Điều chỉnh âm lượng tổng, tùy chỉnh âm lượng tai nghe, mic
  • Crossfader cân bằng âm lượng 2 deck
  • Tempo điều chỉnh tốc độ

(Hình ảnh DDJ-RB)

  • Thanh phản hồi âm lượng tổng
  • Điều chỉnh chọn bài trên thiết bịHiệu ứng sáng tạo: manual loop, auto loop, sampler

Điểm khác biệt

  • Thiết kế
  • Mixtrack Platinum và DDJ SB2 hỗ trợ lên tới 4 deck trong khi DDJ RB chỉ chơi được 2 kênh.
  • Duy nhất Mixtrack Platinum có màn hình trên mâm xoay hiển thị thông tin bài nhạc, tốc độ, thời gian, tông. Điều này không những thể hiện sự vượt trội về công nghệ mà còn là yếu tố thẩm mỹ làm Platinum nổi bật.

(Hình ảnh Mixtrack Platinum)

  • Phím cue/play/sync của Mixtrack Platinum và DDJ RB được làm riêng biệt dễ sử dụng hơn
  • Cue/play/sync của SB2 được tích hợp trong 4 pad sần dễ bị nhầm lẫn với 4 pad hiệu ứng sáng tạo ở trên và không giống set up DJ chuyên nghiệp
  • Mixtrack Platinum có hỗ trợ 4 phím hot cue điểm nhớ riêng, trong khi SB2 bị lẫn vào 4 pad hiệu ứng.
  • Mixtrack Platinum có phím điều chỉnh tông +- riêng, SB2 và RB không có

2. Sử dụng

  • Mixtrack có thanh tempo dài 2 ngang mâm trong khi SB2 và RB thanh tempo rất ngắn. Điều này rất quan trọng nếu DJ sử dụng bắt nhịp bằng tay.
  • Mixtrack Platinum và SB2 đều có thể sử dụng cùng lúc 3 hiệu ứng nhịp (beat fx) trong khi DDJ RB chỉ sử dụng được 1.
  • DDJ SB có phím key lock (khóa tông) và filter fader để sử dụng với crossfader. Tuy nhiên việc qua bài với crossfader thực sự quá là nguy hiểm

(Hình ảnh DDJ-SB)

3. Tính năng

  • Hiệu ứng nhịp (beat fx) của Mixtrack Platinum được sử dụng trên thanh cảm ứng chạm, còn trên SB2 và RB là núm vặn truyền thống.
  • Thanh cảm ứng chạm trên Mixtrack khi giữ phím shift cũng có thể sử dụng với chức năng tìm kiếm kim (needle search) giúp cho di chuyển đến chính xác thời điểm của bài nhạc.
  • DDJ RB có thêm hiệu ứng sáng tạo Slicer, SB2 và Platinum không có
  • SB không có nút tap để điệu chỉnh nhịp của hiệu ứng, mixtrack pro 3 có

4. Tương thích

  • Cả 3 bàn đều chơi kết hợp máy tính và lấy nguồn nhạc từ máy tính
  • DDJ RB tương thích được với Rekordbox ($30 key bản quyền)
  • Platinum và SB2 chơi được cả với Serato DJ intro (bản quyền), và Virtual DJ 8.
TÍNH NĂNG   MIXTRACK PLATINUM DDJ SB2 DDJ RB 
Số deck hỗ trợ 4 4 2
Màn hình trên mâm ü × ×
Cue/play/sync/shift Phím riêng biệt Tích hợp 4 pad sần ở dưới Phím riêng biệt
Hot cues 4 điểm riêng biệt Tích hợp trên pad sáng tạo Phím riêng biệt
Điều chỉnh tông Phím + – riêng biệt × ×
Keylock × ×
Thanh tempo Dài Ngắn Ngắn
Hiệu ứng nhịp 3 hiệu ứng cùng lúc 3 hiệu ứng cùng lúc 1 hiệu ứng
Tap điều chỉnh nhịp × ×
Chỉnh nhịp hiệu ứng Cảm ứng chạm Núm vặn Núm vặn
Tìm kiếm kim × ×

 Tổng thể

3 thiết bị trên đều là nhứng thiệt bị DJ bán chạy nhất 2017. Tuy nhiên, Mixtrack Platinum cho thấy lợi thế hơn hẳn khi tích hợp được 4 deck chơi với màn hình trên mâm và công nghệ cảm ứng chạm cho hiệu ứng.

 

Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay